Hoàn cảnh sáng tác Phản chiêu hồn

Bài chi tiết: Khuất Nguyên

Tương truyền Khuất Nguyên (khoảng 340 - 278 trước công nguyên) làm quan đại phu nước Sở bị Thượng Quan Ngân Thượng gièm pha khiến cho Sở Hoài Vương ruồng bỏ, phải lưu đày xuống Giang Nam. Uất ức, tủi nhục, Khuất Nguyên làm bài phú Ly Tao rồi gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Tống Ngọc là nhà thơ cùng thời với Khuất Nguyên đã làm bài Chiêu hồn để gọi hồn Khuất Nguyên về dương gian. Nguyễn Du chống lại quan điểm đó, nên đã làm bài Phản chiêu hồn (Chống lại bài chiêu hồn). Ông cho rằng: nếu hồn Khuất Nguyên có về dương gian thì cũng chẳng có gì tốt đẹp, bởi vì:

Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan

Đại địa xứ xứ giai Mịch La

(Người đời sau ai cũng là Thượng Quan

Trên khắp mặt đất, đâu cũng có sông Mịch La!)

Bằng nhãn quan thấu hiểu những xấu xa, nhơ bẩn trên cõi đời này, Nguyễn Du đã nhận ra rằng: trên thế gian đâu đâu cũng đầy những tên quan lại độc ác, những dòng sông oan nghiệt. Phản chiêu hồn thuộc loại thơ có cảm hứng phê phán xã hội sâu sắc, mạnh mẽ và có sức khái quát nhất của thơ chữ Hán Nguyễn Du.